Tại Sao Ứng Viên Đã Có Việc Làm Lại Có Cơ Hội Trúng Tuyển Việc Làm Mới Cao Hơn Tại Thị Trường Việc Làm Hà Nội?

Nhiều chuyên gia đã từng chia sẻ rằng các đơn vị doanh nghiệp hiện nay thường có khuynh hướng ngày càng chỉ quan tâm đến những ứng viên đã có việc làm và kinh nghiệm làm việc lâu trong ngành.

Vì vậy, trong thực tế, trên thị trường việc làm Hà Nội khi bạn đang sở hữu một vị trí công việc nào đó, nhưng bạn lại muốn chuyển sang một vị trí công việc khác – điều này tương đối khó đối với suy nghĩ của phần lớn người tìm việc làm. Tuy nhiên, đây lại là một lợi thế giúp bạn dễ dàng tìm việc làm mới, vì bạn thực sự đang sở hữu những yếu tố đặc biệt để đảm nhận vị trí việc làm mới, chẳng hạn như: kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích, …

Bên cạnh đó, đối tượng lao động đã từng làm việc tại một đơn vị doanh nghiệp khác trên thị trường việc làm Hà Nội, chắc hẳn luôn có mối liên hệ tương tác với nhiều người khác nhau trong ngành. Nó chính là bước đệm tạo nên thế mạnh cho họ trong quá trình tìm việc làm mới của mình.

Việc bạn đã từng công tác tại các doanh nghiệp khác sẽ giúp bạn có được khối lượng kinh nghiệm lớn, nhằm hỗ trợ bạn trong quá trình thương lượng việc làm Hà Nội. Bạn sẽ có cơ hội thắng cuộc trong giai đoạn đàm phán với nhà tuyển dụng của mình tại buổi phỏng vấn trực tiếp.

Nhưng tất nhiên, vấn đề nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho người trong cuộc. Ông chủ mới của bạn có thể nghĩ rằng bạn là một ứng viên không có sự trung thành và trách nhiệm. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng sẽ có hướng giải quyết. Do vậy, nếu muốn gặp phải tình huống bất cập như thế, bạn nên chia sẻ mục tiêu công việc mà bạn muốn hướng đến mà ở đơn vị doanh nghiệp không thể nào có được. Thông thường, lý do của một đối tượng có nhu cầu tìm việc làm mới là không hài lòng về một người hoặc những người mà họ đang làm việc cùng. Nhưng, đừng thẳng thắn và nói trực tiếp lý do đó với nhà tuyển dụng, vì bạn có thể bị bỏ lại sau vòng cạnh tranh khắc nghiệt với các ứng viên khác.

Và chắc hẳn rằng quá trình săn tìm một vị trí công việc mới khi bạn vẫn đang giữ trách nhiệm ở một vị trí công việc tại một tổ chức khác tương đối phức tạp và mất rất nhiều thời gian. Bạn không chỉ phải cẩn thận để không làm chậm tiến độ công việc hiện tại của mình, mà còn phải giữ bí mật với ông chủ hiện tại của mình rằng bạn đang tìm kiếm một vị trí mới, vì bạn không tìm được yếu tố đồng điệu với cơ quan làm việc hiện tại của mình, hoặc thậm chí là không hòa hợp với ông chủ của mình, nếu đó là vấn đề.

Điểm mấu chốt ở đây đó là bạn phải kiên trì và thật khéo léo trong từng lời nói, nhằm dễ dàng nhận được lời mời làm việc khi bạn đã có việc làm. Nó sẽ có thể là một nhược điểm, nhưng cũng có thể trở thành ưu điểm tuyệt đối của bạn nếu bạn là người biết cách ứng phó nhịp nhàng với các vấn đề nhạy cảm trong môi trường công sở.

 

Bạn có bao giờ tự hỏi: “Vì sao bạn lại không trúng tuyển vị trí công việc tại Hà Nội?”

Nếu bạn đã nộp đơn xin việc làm Hà Nội, nhưng dường như không nhận được bất cứ lời mời phỏng vấn nào, điều đó có thể là do phương pháp tìm việc làm của bạn chưa hợp lý chứ không phải do kỹ năng và kinh nghiệm của bạn không đủ điều kiện. Tình huống này thật là khó chịu khi bạn ứng tuyển việc làm Hà Nội, nhưng luôn nhận lại một sự im lặng, hoặc sự từ chối. Có một số điều rất đơn giản mà bạn có thể điều chỉnh lại để tạo cho mình lợi thế trong trò chơi tìm việc trên thị trường việc làm Hà Nội cạnh tranh như ngày nay.

Bước đầu tiên của quá trình tìm việc làm đó là bạn phải nhận thức rõ các kỹ năng, kinh nghiệm, cũng như sở thích có liên quan của mình và thể hiện chúng trong CV. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua một số yếu tố cần phải điều chỉnh để giúp bạn nhanh chóng khắc phục và hoàn thiện quá trình tìm việc làm của mình.

Cách thức trình bày hồ sơ xin việc

Bạn muốn hồ sơ xin việc của mình phù hợp với vị trí công việc mà bạn muốn? Vậy hãy đảm bảo rằng nó trông có vẻ chuyên nghiệp. Ngoài ra, hãy đặt các kỹ năng của bạn theo đúng trình tự – có nghĩa là bạn nên tìm ra những kỹ năng nào có liên quan và quan trọng nhất với vị trí công việc, cho dù đó là kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn, khóa học, việc làm tình nguyện hoặc hoạt động ngoại khóa, và chắc chắn rằng những điều đó sẽ làm thêm màu sắc cho hồ sơ xin việc của bạn.

Lỗi chính tả

Khi bạn hoàn thành xong bản CV của mình, hãy đảm bảo rằng nó không mắc một lỗi chính tả nào. Những lỗi chính tả bất cẩn có thể cho thấy bạn là người không có nỗ lực và sự quan tâm đúng mực đối với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Do đó, hãy viết CV của bạn một cách cẩn thận, đọc to các thông tin được viết và sau đó chuyển nó cho một người bạn hoặc người thân để kiểm tra lại một lần nữa giúp bạn.

Tìm đúng cách thức hỗ trợ ứng tuyển

Để có được công việc phù hợp, bạn phải tìm đúng cách thức hỗ trợ ứng tuyển. Chỉ phụ thuộc vào một cách thức tìm việc sẽ giới hạn nghiêm trọng quá trình tìm kiếm của bạn. Mặc dù internet là nguồn tài nguyên tuyệt vời, nhưng bạn phải biết cách chọn lọc để tìm ra cách thức đúng đắn nhất cho mình.

Không cá nhân hóa hồ sơ của bạn

Chỉ ứng tuyển với một dạng hồ sơ chung sẽ cho các đơn vị doanh nghiệp thấy rằng bạn không coi trọng chúng. Nếu bạn không cập nhật hồ sơ phù hợp với vị trí việc làm mà bạn ứng tuyển, thì chắc chắn người khác sẽ cướp mất đi cơ hội của bạn. Vì vậy, hãy cá nhân hóa từng tài liệu trong bộ hồ sơ của mình để đảm bảo rằng bạn có thể nhận được lời mời tham dự phỏng vấn trực tiếp.

Phỏng vấn

Chuẩn bị không tốt khiến bạn giao tiếp mất bình tĩnh – điều này có thể làm hỏng cơ hội của bạn. Nếu bạn nhận được một cuộc phỏng vấn xin việc, mặc dù họ nói với bạn rằng họ quan tâm đến năng lực của bạn, nhưng họ vẫn có thể thay đổi ý kiến ​​của họ nếu bạn thực hiện không tốt!