Bí Quyết Tìm Việc Ở Hà Nội Khi Không Có Tin Đăng Tuyển Dụng

Đôi khi, bạn muốn làm việc cho một doanh nghiệp trong thị trường việc làm Hà Nội, mặc dù họ không đăng tin tuyển dụng. Đây được gọi là “Cuộc gọi ngẫu nhiên (Cold calling)”, là khi bạn trực tiếp liên lạc doanh nghiệp và hỏi liệu họ có vị trí nào đang trống không. Việc này sẽ dễ dàng hơn nếu có luyện tập.

Lập danh sách liên lạc

Xem lại mạng lưới quan hệ việc làm Hà Nội của mình và lập danh sách tất cả mọi người có thể giúp bạn tìm việc làm như:

– Gia đình.

– Giáo viên.

– Họ hàng.

– Bạn bè.

– Thành viên câu lạc bộ.

Sau đó, hãy:

– Liên lạc mọi người trong danh sách.

– Nói với họ bạn đang tìm việc làm.

– Hỏi họ thông tin liên lạc những ai có thể giúp, hoặc những doanh nghiệp bạn có thể liên lạc.

– Thêm những thông tin liên lạc này vào danh sách của bạn.

Bạn cũng nên xem xét:

– Các doanh nghiệp trong địa phương.

– Các công ty bạn thật sự muốn vào làm.

Tìm thông tin liên lạc những công ty này và thêm họ vào danh sách.

Nghiên cứu

Trước khi gọi đến một doanh nghiệp, hãy nghiên cứu về hoạt động của họ. Tìm những thông tin liên quan loại hình công việc bạn đang tìm. Khi gọi điện, bạn sẽ có thể thể hiện bạn hiểu biết nhiều và chứng minh bạn phù hợp với công việc.

Nếu có thể, hãy cố gắng tìm tên của người bạn sẽ nói chuyện. Có thể là quản lí, chủ doanh nghiệp hoặc ai đó trong phòng nhân sự.

Nếu bạn tìm được tên, hãy:

– Xin gặp người có tên đó khi gọi điện.

– Gửi e-mail cho họ và nhắc tên của họ trong tiêu đề thư.

Nếu không tìm được tên, bạn luôn có thể xin gặp ai có thể nói chuyện về vị trí trống trong công ty.

Viết kịch bản

Viết kịch bản có thể giúp bạn nhớ những gì bạn muốn nói, đồng thời giúp bạn trình bày rành mạch hơn.

Hãy viết cách bạn định giới thiệu bản thân, giải thích vì sao bạn gọi, những điều cầu nói về kinh nghiệm và kĩ năng công việc của mình.

Luyện tập

Nếu bạn lo có thể làm sai khi gọi điện, bạn có thể luyện tập với những người bạn tin tưởng:

Ngồi xuống với một người bạn hoặc thành viên trong gia đình và giả vờ họ là người bạn sẽ nói chuyện về công việc.

Nói hết nội dung trong kịch bản và hỏi họ có góp ý gì không.

Liên tục luyện tập cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng gọi điện thật sự.

Khi nào thì gọi

Tùy thuộc vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp mà sẽ có những lúc thích hợp và không thích hợp để thực hiện cuộc gọi ngẫu nhiên.

Nhìn chung, thời điểm tốt nhất để gọi là từ thứ 2 đến thứ 6. Và cũng tốt nhất là đừng gọi vào đầu hoặc cuối ngày làm việc, hoặc trong giờ nghỉ trưa. Có nghĩa là hãy gọi:

– Từ 10 đến 11 giờ sáng.

– Từ 2 đến 3 giờ chiều.

Nếu bạn không thể gọi vào những lúc này, vì kẹt giờ học hoặc giờ làm, thì hãy cứ gọi khi nào có thể.

Bạn có thể hỏi đầu dây bên kia liệu họ có thời gian nói chuyện với bạn không. Nếu họ nói không, hãy đề nghị sẽ gọi lại họ vào thời điểm thích hợp hơn. Và hãy đảm bảo bạn gọi lại khi bạn nói bạn sẽ gọi.

Đầu tư cho lần gọi

Còn nhiều điều khác để cuộc gọi của bạn thành công. Hãy chuẩn bị:

– Bút và giấy để ghi chú.

– CV để dùng khi cần.

– Kịch bản của bạn.

– Li nước để đề phòng bị khô giọng khi đang nói chuyện.

Ăn mặc ấn tượng

Ăn mặc như thể bạn chuẩn bị đi làm hoặc dự phỏng vấn xin việc và ngồi vào bàn để tạo cho bạn cảm giác chuyên nghiệp khi gọi điện.

Giọng nói của bạn cũng cần nghe thật tự tin và chuyên nghiệp khi bạn ngồi thẳng lưng hoặc đang đứng.

Tập trung

Tập trung là cơ hội tốt nhất để bạn tận dụng cuộc gọi.

– Hãy tìm nơi yên tĩnh để gọi điện, không có những điều gây xao lãng.

– Nói với gia đình và bạn bè rằng bạn không muốn bị làm phiền.

– Nếu có thể, hãy sử dụng điện thoại bàn, đường truyền sẽ rõ hơn và bạn ít bị tin nhắn hoặc cuộc gọi tới cản trở.

– Đừng bắt đầu dây bên kia chờ bạn trả lời một cuộc gọi tới khác.

Lịch sự

Người ta sẽ sẵn lòng giúp bạn nếu bạn lịch sự. Sau đây là vài bước cơ bản khi thực hiện cuộc gọi:

– Giới thiệu bản thân.

– Tìm tên người bạn đang nói chuyện (hãy hỏi họ nếu cần) và gọi tên của họ.

– Nói rõ ràng – cố gắng đừng “um”, “ờ” quá nhiều.

– Cười khi nói chuyện để thêm cảm giác ấm áp trong giọng nói.

– Đặt điện thoại xuống nếu bạn cần ho hoặc hắt hơi.

– Trước khi gác máy, hãy cảm ơn vì họ đã dành thời gian trò chuyện, dù kết quả có như thế nào.

Khi gọi điện, bạn có thể được chuyển máy đến nhiều người khác nhau trong cùng tổ chức. Hãy nhớ giới thiệu bản thân với từng người và giải thích lí do bạn gọi.

– Nếu bạn vào hộp thư thoại, hãy để lại lời nhắn ngắn gọn (sử dụng kịch bản nếu cần).

– Nếu người bạn muốn gặp không có mặt, hãy hỏi khi nào là thời điểm tốt nhất để gọi lại.

Ghi chú

Hãy ghi lại mọi chi tiết có thể, bao gồm:

– Tên của người bạn đã nói chuyện.

– Chức vụ của họ.

– Thông tin liên lạc của họ (e-mail và số điện thoại).

– Thời điểm bạn gọi.

– Những điều họ nói với bạn.

– Những điều bạn nói bạn sẽ làm.

Ghi chú để bạn tránh lặp lại điều đã nói trong trường hợp bạn phải gọi điện lại lần nữa. Việc này thề hiện bạn chuyên nghiệp và có tổ chức hơn.

Ghi chú lại những doanh nghiệp nào bạn đã gọi và kết quả cuộc gọi sẽ có ích cho bạn nắm tình hình. Vào cuối mỗi cuộc gọi, hãy cập nhật thông tin vào ghi chép của mình.

Tóm tắt nội dung cuộc gọi và đưa ra đề nghị

Trước khi gác máy, là một ý hay khi bạn chuyển đến đề nghị kế tiếp. Đây là một cách tốt để đảm bảo bạn hiểu rõ những việc cần làm.

Ví dụ, bạn có thể kết thúc cuộc gọi bằng cách:

– Nói rằng bạn sẽ gửi họ CV và gọi lại vào 2 tuần tới.

– Kiểm tra lại bạn đã ghi e-mail của đối phương đúng chưa.

Hãy nhất quán

Nếu bạn đã để lại lời nhắn hoặc gửi CV, nhưng vẫn chưa nghe phản hồi sau 1 hoặc 2 tuần, đừng sợ phải gọi điện lại. Có thể là họ bận công việc nào đó. Nhất quán với lời hẹn của mình có thể chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn là nhân viên nhiệt tình.

Giữ lời hứa

Chứng minh bạn là nhân viên chuyên nghiệp và xứng đáng với vị trí việc làm Hà Nội bằng cách thực hiện mọi điều bạn nói sẽ làm, và hãy làm nhanh chóng.

– Nếu bạn nói bạn sẽ gửi e-mail CV và thông tin liên lạc của mình, hãy làm ngay khi bạn vừa gác máy.

– Nếu bạn nói bạn sẽ gọi lại vào hôm sau, hãy gọi – đừng để trễ hơn lời hẹn 1 ngày.

Đừng nản chí

Không phải mọi cuộc gọi đều tốt đẹp. Đừng ngại hỏi xin lời khuyên về:

– Người có thể giúp bạn tìm việc.

– Một doanh nghiệp khác bạn có thể liên lạc.

Nếu một cuộc gọi không thành công, đừng bỏ cuộc. Hãy tiếp tục làm việc với danh sách của mình, hoặc tìm thêm doanh nghiệp để liên lạc.

Yếu tố quan trọng của cuộc gọi ngẫu nhiên là tiếp tục gọi điện cho đến khi đạt thành công. Bạn càng gọi nhiều, bạn càng thành thạo, sẽ không còn lo lắng gì nữa và tích lũy việc này như một kĩ năng tìm việc làm.

10 Bí Quyết Chọn Công Việc Tốt Nhất Hà Nội

Thật hào hứng khi bạn có nhiều cơ hội việc làm Hà Nội để lựa chọn, mặc dù khá căng thẳng để quyết định nên nhận vị trí nào. Vì thị trường việc làm Hà Nội vận động theo định hướng của ứng viên, bạn có thể sẽ khá kén chọn khi tìm việc làm. Người tìm việc trong các lĩnh vực yêu cầu cao và những người có bề dày thành công trong sự nghiệp thường được ưu ái nhiều cơ hội lựa chọn công việc.

Nếu bạn có kinh nghiệm và những kĩ năng phù hợp, bạn có thể khó tính một chút. Bạn có thể khiêm tốn với năng lực của mình mà chấp nhận công việc gần vị trí lí tưởng của bạn. Hoặc bạn cũng có thể chọn công việc phù hợp nhất với khả năng và mục tiêu thăng tiến sự nghiệp của mình.

Bạn không cần phải nhận ngay công việc đầu tiên tìm được, nếu bạn thấy vị trí này chưa hoàn hảo trong bước đường sự nghiệp của mình. Thay vào đó, hãy dành thời gian để chắc chắn lựa chọn này chính xác là điều bạn tìm kiếm. Sau đây là cách tối ưu hóa các cơ hội tìm việc làm phù hợp nhất cho bạn.

  1. Luôn trong trạng thái tìm việc làm. Như vậy, bạn sẽ luôn sẵn sàng với bất kì cơ hội nào xuất hiện. Hãy giữ các tài liệu tìm việc làm của mình luôn được cập nhật, đặc biệt là hồ sơ trên trang web tìm việc làm. Hãy ghi lại các thành công trong công việc hiện tại ít nhất là trong tháng gần nhất. Nếu bạn có kĩ năng cao, nhà tuyển dụng sẽ tìm đến bạn, vì vậy hãy sẵn sàng để trả lời những cơ hội hấp dẫn.
  2. Phát thảo về công việc và vị sếp lí tưởng. Việc này sẽ giúp bạn xác định những vị trí bạn quan tâm và bỏ qua các công việc bạn cho là không phù hợp. Hãy xem xét hình mẫu vị sếp nào sẽ phù hợp với tính cách và phong cách làm việc của bạn. Để làm việc này, hãy nghĩ về những yếu tố của công việc hiện tại và trong quá khứ mà bạn thích thú nhất và viết ra giấy. Hãy tự hỏi: Những hoạt động nào là hấp dẫn nhất trong công việc hiện tại? Bạn muốn tránh điều gì ở công việc mới này? Bạn cần gì để cân bằng cuộc sống và công việc? Văn hóa công ty nào là lí tưởng với bạn? Công việc nào bạn thấy mình phù hợp nhất?
  3. Bạn còn cần gì trong công việc? Bạn cũng nên suy nghĩ về điều còn thiếu trong công việc hiện tại. Ví dụ như, nếu bạn thích thiết kế sự kiến, trong công việc hiện tại, bạn đã được thiết kế nhiều sự kiện chưa? Có lẽ vị trí hiện tại của bạn không cho bạn nhiều cơ hội phát triển, hoặc sếp của bạn quá độc tài và bạn muốn có nhiều tự do để đưa ra quyết định và lên kế hoạch công việc của mình.
  4. Xem xét công việc hoàn hảo. Hãy thực hiện vài bài khảo sát sự nghiệp trực tuyến để giúp bạn xác định các giá trị khác, những sở thích và đặc điểm tính cách mà bạn muốn cho một công việc lí tưởng của mình. Bạn cũng có thể nhờ đến giúp đỡ từ chuyên viên tư vấn hướng nghiệp. Nếu bạn có một công ty mơ ước mà bạn muốn vào làm, đây có thể là lúc liên lạc với họ.
  5. Biết rõ giá trị bản thân. Một trong những ưu điểm của yêu cầu cao là cơ hội tìm mức lương cao hơn. Hãy tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng cho vị trí của bạn thông qua mức lương, các khảo sát của tổ chức chuyên nghiệp và mạng lưới quan hệ của những người trong nghề.
  6. Bạn có muốn nhiều tiền hơn? Nếu bạn nghĩ bạn cần nhiều tiền hơn, hãy thử đề nghị tăng lương hoặc nhắm đến các công việc khác có mức lương cao hơn. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ đáp ứng trước tình hình đề nghị của tổ chức khác. Trong vài trường hợp, một lời đề nghị đầy cạnh tranh hoặc đổi việc làm có thể là cách duy nhất để đảm bảo cơ hội được tăng lương đáng kể. Hãy cẩn thận đừng đưa ra tối hậu thư với sếp hiện tại khi bạn chưa sẵn sàng chuyển việc. Bạn sẽ không muốn mất việc khi chưa tìm được vị trí mới.
  7. Tích lũy nhiều kinh nghiệm. Nếu công việc kế tiếp của bạn yêu cầu những kĩ năng hoặc kiến thức bạn chưa có, hoặc bạn muốn mở rộng năng lực vào vị trí mới, khám phá xem liệu bạn có thể kết hợp hoặc tích lũy kĩ năng trong công việc không. Sếp của bạn có thể linh hoạt hơn bạn tưởng trong việc điều chuyển vị trí cho bạn nếu bạn là một nhân viên có giá trí cao và họ không muốn mất bạn.

Đồng thời, hãy tìm các lớp học hoặc khóa đào tạo để có thêm kĩ năng phù hợp công việc mới. Sếp thậm chí sẽ sẵn lòng cấp kinh phí cho bạn.

  1. Giúp nhà tuyển dụng phát hiện ra bạn. Khi thiếu hụt nguồn nhân lực, nhà tuyển dụng sẽ chủ động tìm tuyển cả những ứng viên thụ động. Họ có thể sẽ vào các trang web tìm việc làm và tìm ứng viên. Hãy thúc đẩy nhà tuyển dụng giúp bạn tìm công việc lí tưởng, nhưng hãy đảm bảo không để họ thay đổi mục tiêu của bạn để phù hợp công việc của họ. Hãy cập nhật hồ sơ trên trang web tìm việc làm và công việc kế tiếp có thể sẽ tìm đến bạn trước khi bạn phát hiện ra nó.
  2. Nói “Không, cảm ơn” là bình thường. Đừng ngại từ chối một lời mời việc làm Hà Nội không phù hợp với bạn. Nếu bạn có năng lực tốt, những lời mời khác sẽ tìm đến bạn. Bạn nên tiếp tục làm trong công việc hiện tại cho đến khi tìm ra vị trí mới hấp dẫn hơn. Liên tục nhảy việc có thể bị xem là tình trạng báo động trong CV, dù là với nhân viên giàu năng lực.
  3. Sử dụng mạng lưới quan hệ. Hãy liên lạc để có thông tin, lời khuyên và những đề nghị tìm việc làm. Chia sẻ bản phát thảo công việc lí tưởng và nhờ họ đề xuất những vị trí trong ngành của họ. Trong giai đoạn thiếu hụt nhân lực, các công ty thường thưởng nhân viên nếu tìm được ứng viên. Lời giới thiệu từ nhân viên hiện tại thường có tác động lớn đến nhà tuyển dụng.