Operation Manager Là Gì Và Công Việc Operation Manager Tại Doanh Nghiệp

Với tình hình kinh tế thị trường như hiện nay các doanh nghiệp muốn đứng vững cần có hệ thống quản lý tốt, có thể bạn đã nghe qua operation manager mà chưa biết rõ. Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về operation manager là gì và công việc mà operation manager phải làm tại doanh nghiệp.

  1. Khái niệm.

Operation Manager theo tiếng việt là “quản lý hoạt động” là người phải đứng ra giám sát, quản lý và chịu trách nhiệm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra phải xác định đưa ra định hướng phát triển và mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được. Là một chuyên gia nhân sự, kiểm duyệt tuyển dụng nhân viên mới và đề ra tiêu chuẩn để đào tạo nhân viên còn phải chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ nhân sự cấp cao. Ngoài ra, phải đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra có hiệu quả và an toàn còn là người đại diện cho doanh nghiệp trong nhiều vấn đề liên quan. Thực hiện công việc giám sát theo trách nhiệm, chính sách doanh nghiệp và theo quy định pháp luật hiện hành.

  •  Yếu tố cần thiết của một Operation Manager.

Một Operation manager cần có các kỹ năng và khả năng để vượt qua thử thách, có sự kết hợp giữa hai kỹ năng mềm và cứng, phù hợp với ngành nghề mà có những kiến thức liên quan đến công việc.

Kỹ năng lãnh đạo: Là kỹ năng mà bắt buộc một Operation Manager nào cũng phải có và là kỹ năng quan trọng nhất. Có khả năng quản lý, điều hành nhân viên trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đứng vững và vượt qua các thử thách, cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt.

Kỹ năng lập kế hoạch: Mọi Operation Manager đều phải biết lập ra những bản kế hoạch nhất định và dựa vào kế hoạch mà phân chia cho nhân viên cấp dưới công việc hợp lý. Kế hoạch càng tốt, doanh nghiệp càng nhanh chóng phát triển.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Operation Manager là người trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp gặp phải. Khi giải quyết càng tốt thì càng có “chỗ đứng” trong doanh nghiệp.

Kỹ năng làm việc nhóm: Bản thân Operation Manager là giám sát, quản lý và theo dõi đội ngũ nhân viên và cần có sự kết nối giữa nhân viên trải qua các hoạt động làm việc nhóm. Có kỹ năng này sẽ đẩy nhanh công việc, các hoạt động diễn ra suôn sẻ và mang lại hiệu quả.

Kỹ năng giao tiếp: Là kỹ năng mà Operation Manager phải có để đáp ứng cho nhu cầu công việc, giao tiếp càng giỏi khả năng thành công càng lớn. Giao tiếp tốt còn giúp thiết lập được các mối quan hệ và giữ được các đối tác, doanh nghiệp ngày càng phát triển.

  • Công việc của Operation Manager tại doanh nghiệp.

Theo dõi, kiểm tra ngân sách hoạt động và quản lý dòng thông tin tài chính của công ty: Một Operation thì công việc dành phần lớn cho việc quan sát kiểm tra ngân sách, tính toán nguồn chi phí và xem xét đưa ra định hướng tiếp theo có nên cắt giảm chi tiêu và tạo lập ngân sách để đảm bảo doanh nghiệp luôn đủ ngân sách hoạt động. Ngoài ra, còn tham gia trực tiếp phân tích chi phí để đề xuất và tìm ra nguồn nguyên liệu với giá cả phù hợp. Bên cạnh đó còn giám sát quá trình sản xuất theo quy định đưa ra sản phẩm tối ưu nhất và đạt sản lượng mong muốn.

Quản lý chuỗi cung ứng và hàng tồn kho: Theo từng lĩnh vực khác nhau có cách thức giám sát chuỗi cung ứng và hàng tồn kho cũng khác nhau. Cần có phần mềm quản lý kho để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu, sản phẩm cần phải kiểm kê đúng cách và đưa ra thị trường. Mỗi nhân viên chỉ có nhiệm vụ làm việc riêng, còn Operation Manager sẽ quản lý tất cả các hoạt động của doanh nghiệp và theo khía cạnh khác nhau.

Quản lý nhân sự: Tuyển dụng nhân viên mới và đào tạo, xử lý các vấn đề kỷ luật nhân sự. Operation Manager có thể nhận thức được nhu cầu từng bộ phận và có thể điều chỉnh quá trình phân công công việc hợp lý để có hiệu quả trong từng hoạt động.

Trong doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thể thiếu Operation Manager để quá trình phát triển diễn ra thuận lợi. Vậy bài viết đã giải thích cho bạn Operation Manager là gì và yếu tố cần thiết phải có để làm một Operation Manager cùng với những công việc mà Operation Manager thường làm tại các doanh nghiệp.

Cộng Tác Viên Là Gì Và Ưu Điểm Nhược Điểm Của Cộng Tác Viên

Cộng Tác Viên Là Gì Và Ưu Điểm Nhược Điểm Của Cộng Tác Viên

Nếu đang có nhu cầu tìm việc làm có thể bạn đã được nghe qua một công việc rất hot hiện nay là cộng tác viên và có thể bạn vẫn còn thắc mắc về tin tuyển dụng cộng tác viên này. Bài viết sau sẽ cho bạn biết cộng tác viên là gì và khi trở thành cộng tác viên có ưu điểm nhược điểm gì đối với bản thân.

  1. Khái niệm.

Cộng tác viên trong tiếng anh “collaborator” được viết tắt “CTV” là một công việc mà người làm việc này là người làm việc tự do, có thể làm nhiều công ty và không thuộc nhân viên chính thức của một trong số các công ty này. Công việc cộng tác viên thời gian làm việc không bị gò bó, không gian làm việc cũng như thị trường làm việc rất rộng không giới hạn. Khi làm cộng tác viên có thể cộng tác với nhiều doanh nghiệp và kinh doanh rất nhiều dòng sản phẩm cùng lúc không cần quan tâm số vốn bỏ ra, chỉ cần đáp ứng KPI theo quy định, không bắt buộc phải đến công ty làm có thể làm tại nhà lúc rảnh rỗi.

  • Cộng tác viên là làm gì.

Công việc CTV là việc làm theo sự phân công, phân chia của công ty theo kinh nghiệm khả năng làm việc và trình độ chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ công việc mà CTV có thể thỏa mãn được. Ngoài ra, khi làm việc CTV cũng có thể hỗ trợ, kết hợp làm việc chung với thành viên khác theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao để thực hiện dự án. CTV phù hợp với sinh viên, còn có các đối tượng khác là mẹ bỉm sửa, công nhân, nhân viên văn phòng…những người muốn kiếm thêm thu nhập.

Hợp đồng làm việc CTV được xem như là hợp đồng dịch vụ, trong đó được hiểu theo nơi nhận CTV làm việc là bên thuê dịch vụ còn bên cung ứng dịch vụ là người làm việc CTV. Và CTV được hưởng lương, quyền lợi theo công ty đồng thời phải tuân thủ theo quy tắc các quy định làm việc của công ty. Khi làm việc dưới hình thức CTV thì được xem là làm việc theo hợp đồng lao động.

  • Ưu điểm, nhược điểm khi làm cộng tác viên.

Khi làm cộng tác viên đem lại một số ưu điểm sau.

Tăng thêm thu nhập, cải thiện tài chính: Khi tìm kiếm một công việc khác ngoài việc ổn định và khác với đam mê để làm với mục đích tăng thêm phần nào thu nhập bản thân, cải thiện được tình hình tài chính tuy thu nhập không cao nhưng cũng giảm được phần nào mối lo về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Tích lũy nhiều kinh nghiệm và trau dồi được kỹ năng khi làm việc: Dù không phải là nhân viên chính thức nhưng trong quá trình làm việc vẫn có thể học hỏi được nhiều kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lí khi được làm việc và tiếp xúc với quản lí và nhân viên chính thức sẽ rút ra được nhiều kinh nghệm. Khi làm việc bạn tự trải nghiệm tìm cách giải quyết công việc qua đó sẽ rút được kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.

Tăng thêm cơ hội tìm được việc làm tốt: Khi bạn hoàn thành nhiệm vụ của một CTV tốt sau 6 tháng làm việc sẽ có cơ hội được làm nhân viên chính thức. Mặt khác, nếu làm CTV bạn được trau dồi bản thân và có thêm rất nhiều mối quan hệ biết đâu sẽ giúp ích cho bạn có cơ hội được vào làm ở các công ty lớn được rộng mở hơn.

Ngoài những ưu điểm làm CTV cũng có những nhược điểm khó khăn nhất định.

Thời gian không đủ vì phải làm nhiều việc cùng lúc:  Khi là CTV bạn phải làm nhiều việc cùng lúc và phải rút ngắn thời gian làm những việc khác lại, bạn phải phân chia thời gian làm việc hợp lí.

Không có chế độ như nhân viên chính thức: Khi là CTV bạn không được hưởng các chính sách chế độ của công ty và có mức lương thấp.

Dễ bị lừa đảo, đa cấp: Bạn cần biết chọn lọc công việc CTV khi được tuyển dụng để tránh bị lừa đảo, đa cấp.

Làm việc không phù hợp với khả năng: Có thể công việc CTV hấp dẫn bạn mà không biết khả năng làm việc của bản thân dễ gây áp lực chán nản không hoàn thành được nhiệm vụ.

Nếu đang có ý định làm CTV thì bài viết trên đã giải thích cho bạn cộng tác viên là gì và công việc của một CTV và mặt ưu, nhược điểm của công việc. Mong bạn sẽ tìm được công việc CTV như mong muốn.

Nhân Viên Sales Là Gì Và Nhân Viên Sales Làm Gì

Những công việc hot nhất và mang lại thu nhập khá hiện nay được quan tâm nhiều là công việc Sales. Bạn muốn trở thành một nhân viên Sales thì hãy bài viết sau sẽ cho bạn biết nhân viên Sales là gì và khi trở thành một nhân viên Sales công việc chính bạn phải làm tại công ty.

  1. Khái niệm.

Nhân viên Sales là người trung gian sẽ có trách nhiệm bán sản phẩm thông qua giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ việc tư vấn và thuyết phục khách hàng mua hay sử dụng dịch vụ của công ty để từ đó tạo ra lợi nhuận công ty và thu nhập cho bản thân. Một nhân viên Sales cần phải biết được rõ ràng về chi tiết sản phẩm, công dụng, lợi ích dịch vụ của công ty để kịp đưa ra cho khách hàng nhằm giúp mang lại lựa chọn thích hợp và tối ưu nhất, thúc đẩy nhanh hoạt động mua và sử dụng từ khách hàng. Nhân viên Sales có trình độ cao cùng với có kỹ năng thì lượng khách hàng ngày càng tăng lên và phổ biến.

  • Kỹ năng cần thiết của một nhân viên Sales.

Kỹ năng giao tiếp: là kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên Sales, khi giao tiếp tốt sẽ có được sự tương tác tốt với khách hàng giúp duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Tạo được niềm tin, sự tin tưởng của khách hàng việc bán hàng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

Kỹ năng nhận diện khách hàng: Cần có sự quan sát khéo léo và linh hoạt đến khách hàng, xác định đúng mục tiêu khách hàng cần và có giải pháp xử lý giúp tăng cơ hội tiếp cận và tránh hỏi khách vòng vo tiết kiệm thời gian tăng cơ hội bán được hàng hơn.

Kỹ năng lắng nghe: có được kỹ năng này tạo nên mối quan hệ thân thiết với khách hàng cần phải biết lắng nghe ý kiến mà khách hàng đưa ra thay vì chỉ nói về sản phẩm dịch vụ. Trong quá trình lắng nghe còn giúp bạn nắm bắt được nhu cầu khách hàng mà đưa ra sản phẩm phù hợp. Tạo được sự hài lòng tuyệt đối về sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Kỹ năng thuyết phục: Khi tư vấn cho khách hàng cần phải biết cách thuyết phục để khách hàng nhận ra sản phẩm thực sự cần thiết và nhất định phải có và mua sản phẩm.

Kỹ năng làm việc nhóm: Nhân viên Sales có những công việc cần phải phối hợp với đông nghiệp để đưa ra hướng giải quyết tốt nhằm đáp ứn nhu cầu khách hàng. Có những dự án cần hợp tác kinh doanh thời gian dài thì làm việc nhóm là cần thiết.

Kỹ năng tươi cười và niềm nở: Luôn trong trạng thái sẵn sàng làm việc, quần áo gọn gàng cùng với thái độ cởi và luôn tươi cười tạo ra sự thân thiện.

  • Công việc của nhân viên Sales tại công ty.

Một là: Đầu tiên một nhân viên Sales muốn làm việc tốt phải biết và học thuộc những thông tin về cách sử dụng, chức năng, chính sách bảo hành,..của từng sản phẩm trong công ty. Để tư vấn và cung cấp thông tin cho khách hàng khi được hỏi về sản phẩm và lúc bán hàng.

Hai là: Luôn trực tại khu bán hàng, khu trưng bày, khu triển lãm sản phẩm để kịp thời tư vấn bán hàng phù hợp cho khách hàng. Còn phải quan sát và kiểm tra hoạt động tiêu thụ về tốc độ và thu nhập dữ liệu thông tin sản phẩm và báo cáo.

Ba là: Phải nghiên cứu thị trường xung quanh và nắm bắt, tìm hiểu rồi đưa ra chiến lược riêng giúp cải thiện năng suất bán hàng, tăng chất lượng sản phẩm tăng lợi nhuận cho công ty.

Bốn là: Người tìm kiếm khách hàng trong thị trường cần đưa ra danh sách số lượng khách muốn mua hàng và phân loại khách hàng tiềm năng. Còn là người đàm phán và thương lượng, báo giá và các thỏa thuận về vấn đề khác liên quan sản phẩm khi khách mua hàng.

Năm là: Không chỉ tư vấn tại cửa hàng nhân viên Sales còn có thể gọi điện hay viết email,.. để tìm kiếm nguồn khách và giới thiệu sản phẩm sau đó nắm bắt nhu cầu của họ.

Cuối cùng: Nhân viên Sales còn quan sát hàng hóa, thống kê hóa đơn và bổ sung sản phẩm khi hết. Và phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu, giả quyết các vấn đề khiếu nại từ khách hàng một cách tốt nhất.

Như vậy, nhân viên Sales đóng vai trò quan trọng khi tiếp xúc trực tiếp khách hàng, ảnh hưởng đến doanh số công ty. Bài viết đã cho bạn biết nhân viên Sales là gì và các kỹ năng cần khi trở thành một nhân viên Sales và công việc của nhân viên Sales tại công ty.

Kiến Tập Là Gì Và Làm Thế Nào Để Kỳ Kiến Tập Hiệu Quả

Sắp bước vào cánh cửa cao đẳng, đại học có thể bạn được nghe qua kiến tập và muốn tìm hiểu rõ hơn về kiến tập để chuẩn bị hành trang cho việc học sắp tới. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu được kiến tập là gì và cách để có một kỳ kiến tập hiệu quả nhất.

  1. Khái niệm.

Kiến tập được hiểu là một cách quan sát, tìm hiểu cách làm, theo dõi tình hình hoạt động của công ty doanh nghiệp để làm quen và rút ra những kinh nghiệm thực tế quý báu cho bản thân để làm hành trang cho công việc sau này.

Kiến tập có thể là một chương trình có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong suốt quá trình học tập có thể là sinh viên năm cuối hay là những tân sinh viên đều được trải qua kỳ kiến tập để tích lũy dần những kinh nghiệm thực tế.

Kiến tập còn là một yêu cầu bắt buộc mỗi sinh viên cần phải hoàn thành trong quá trình học tập tại các trường cao đẳng, đại học.

  • Lợi ích từ kỳ kiến tập.

Kiến thức mà trên giảng đường mang lại sẽ mang lại hiệu quả nếu được quan sát thực tế nhờ vào kỳ kiến tập. Khi kiến tập sẽ là lần đầu được tiếp cận thực tế sau những kiến thức được học từ sách vở có thể trau dồi được những kỹ năng mềm giúp ích cho cuộc sống sau này. Khi trải qua kiến tập tại công ty thông qua các hoạt động giao tiếp và các kỹ năng thuyết trình hay làm việc nhóm với nhân viên tại đây trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết khi đi làm, kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng cho cơ hội làm việc hơn. Kiến tập giúp sinh viên phần nào tiếp cận và tìm hiểu được nhiều hơn với những công việc ngoài thực tế. Kiến tập đôi khi cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhưng cũng là một trải nghiệm, bài học cần thiết để sau khi bước ra xã hội dành được những thành quả.

  • Làm thế nào để kỳ kiến tập hiệu quả.

Tìm hiểu về địa điểm kiến tập: Khi bắt đầu bước vào kỳ kiến tập cần chủ động tìm địa điểm kiến tập, phải tìm hiểu thông tin và có càng nhiều thông tin về nơi kiến tập càng tốt bạn sẽ càng có lợi hơn khi kiến tập tại đây. Những thông tin mà bạn nên biết trước khi bắt đầu tại địa điểm kiến tập là địa điểm chính xác, tên gọi công ty hay doanh nghiệp, thương hiệu, cách thức liên hệ, lĩnh vực và thành tích hoạt động, cơ cấu tổ chức, người đứng đầu tại đây, còn cần tìm hiểu sau hơn về bộ phận mà bạn sắp kiến tập cần biết người đứng đầu bộ phận này và nhiệm vụ mà bạn phải làm khi bắt đầu kiến tập. Nếu không biết thông tin gì về địa điểm kiến tập thì gây ra bất lợi cho bạn và có thể bị đánh giá thấp.

Hòa đồng, thích nghi với môi trường kiến tập: Khi bắt đầu ngày đầu tiên đi làm tại địa điểm kiến tập, một công việc bạn trực tiếp làm và đảm nhiệm chắc hẳn sẽ có tâm trạng lo lắng. Có nhiều người cũng làm việc xung quanh bạn và tính chất công việc cần làm việc tập thể làm nhóm đòi hỏi bạn phải nhanh chóng hòa đồng và thích nghi để hoàn thành nhiệm vụ. Bạn cần chú ý vẻ bề ngoài, đi làm đúng giờ, để ý quan sát kỹ càng mọi thứ xung quanh, điều cần nhất là một thái độ làm việc tốt.

Thu nhập và ghi chép dữ liệu: Sau khi kết thúc kỳ kiến tập thì bạn cần viết một bài báo cáo và phải thu nhập thêm thông tin cùng với những gì bạn đã nhìn thấy và nghe được tại đây. Và muốn có thêm được nhiều thông tin cần tham gia hoạt động tập thể nhiệt tình, cố gắng làm việc không cần ai nhắc nhở và phải hoàn thành tất cả nhiệm vụ được giao. Phải quan sát tác phong làm việc, thái độ, giao tiếp và cách xử lý vấn đề.

Kết thúc kỳ kiến tập: Có thể dùng một món quà nhỏ, bó hoa hay một ít trái cây để thay cho lời “cảm ơn” và “tạm biệt” đến người hướng dẫn và đơn vị kiến tập.

Mong rằng bài viết trên đã giải thích giúp bạn kiến tập là gì và những lợi ích từ việc kiến tập đem lại và những kỹ năng cần biết để có một kỳ kiến tập hiệu quả. Chúc bạn kiến tập thành công nhé!!!

Kiến Tập Là Gì Và Làm Thế Nào Để Kỳ Kiến Tập Hiệu Quả

Sắp bước vào cánh cửa cao đẳng, đại học có thể bạn được nghe qua kiến tập và muốn tìm hiểu rõ hơn về kiến tập để chuẩn bị hành trang cho việc học sắp tới. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu được kiến tập là gì và cách để có một kỳ kiến tập hiệu quả nhất.

  1. Khái niệm.

Kiến tập được hiểu là một cách quan sát, tìm hiểu cách làm, theo dõi tình hình hoạt động của công ty doanh nghiệp để làm quen và rút ra những kinh nghiệm thực tế quý báu cho bản thân để làm hành trang cho công việc sau này.

Kiến tập có thể là một chương trình có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong suốt quá trình học tập có thể là sinh viên năm cuối hay là những tân sinh viên đều được trải qua kỳ kiến tập để tích lũy dần những kinh nghiệm thực tế.

Kiến tập còn là một yêu cầu bắt buộc mỗi sinh viên cần phải hoàn thành trong quá trình học tập tại các trường cao đẳng, đại học.

  • Lợi ích từ kỳ kiến tập.

Kiến thức mà trên giảng đường mang lại sẽ mang lại hiệu quả nếu được quan sát thực tế nhờ vào kỳ kiến tập. Khi kiến tập sẽ là lần đầu được tiếp cận thực tế sau những kiến thức được học từ sách vở có thể trau dồi được những kỹ năng mềm giúp ích cho cuộc sống sau này. Khi trải qua kiến tập tại công ty thông qua các hoạt động giao tiếp và các kỹ năng thuyết trình hay làm việc nhóm với nhân viên tại đây trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết khi đi làm, kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng cho cơ hội làm việc hơn. Kiến tập giúp sinh viên phần nào tiếp cận và tìm hiểu được nhiều hơn với những công việc ngoài thực tế. Kiến tập đôi khi cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhưng cũng là một trải nghiệm, bài học cần thiết để sau khi bước ra xã hội dành được những thành quả.

  • Làm thế nào để kỳ kiến tập hiệu quả.

Tìm hiểu về địa điểm kiến tập: Khi bắt đầu bước vào kỳ kiến tập cần chủ động tìm địa điểm kiến tập, phải tìm hiểu thông tin và có càng nhiều thông tin về nơi kiến tập càng tốt bạn sẽ càng có lợi hơn khi kiến tập tại đây. Những thông tin mà bạn nên biết trước khi bắt đầu tại địa điểm kiến tập là địa điểm chính xác, tên gọi công ty hay doanh nghiệp, thương hiệu, cách thức liên hệ, lĩnh vực và thành tích hoạt động, cơ cấu tổ chức, người đứng đầu tại đây, còn cần tìm hiểu sau hơn về bộ phận mà bạn sắp kiến tập cần biết người đứng đầu bộ phận này và nhiệm vụ mà bạn phải làm khi bắt đầu kiến tập. Nếu không biết thông tin gì về địa điểm kiến tập thì gây ra bất lợi cho bạn và có thể bị đánh giá thấp.

Hòa đồng, thích nghi với môi trường kiến tập: Khi bắt đầu ngày đầu tiên đi làm tại địa điểm kiến tập, một công việc bạn trực tiếp làm và đảm nhiệm chắc hẳn sẽ có tâm trạng lo lắng. Có nhiều người cũng làm việc xung quanh bạn và tính chất công việc cần làm việc tập thể làm nhóm đòi hỏi bạn phải nhanh chóng hòa đồng và thích nghi để hoàn thành nhiệm vụ. Bạn cần chú ý vẻ bề ngoài, đi làm đúng giờ, để ý quan sát kỹ càng mọi thứ xung quanh, điều cần nhất là một thái độ làm việc tốt.

Thu nhập và ghi chép dữ liệu: Sau khi kết thúc kỳ kiến tập thì bạn cần viết một bài báo cáo và phải thu nhập thêm thông tin cùng với những gì bạn đã nhìn thấy và nghe được tại đây. Và muốn có thêm được nhiều thông tin cần tham gia hoạt động tập thể nhiệt tình, cố gắng làm việc không cần ai nhắc nhở và phải hoàn thành tất cả nhiệm vụ được giao. Phải quan sát tác phong làm việc, thái độ, giao tiếp và cách xử lý vấn đề.

Kết thúc kỳ kiến tập: Có thể dùng một món quà nhỏ, bó hoa hay một ít trái cây để thay cho lời “cảm ơn” và “tạm biệt” đến người hướng dẫn và đơn vị kiến tập.

Mong rằng bài viết trên đã giải thích giúp bạn kiến tập là gì và những lợi ích từ việc kiến tập đem lại và những kỹ năng cần biết để có một kỳ kiến tập hiệu quả. Chúc bạn kiến tập thành công nhé!!!

Trình Độ Chuyên Môn Là Gì Và Các Cấp Bậc Trong Hệ Thống Đào Tạo

Trong công việc hay cuộc sống hằng ngày thường gặp câu hỏi về trình độ chuyên môn của bạn. Trình độ chuyên môn ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như sức cạnh tranh của bạn. Vậy bài viết sau sẽ cho bạn biết trình độ chuyên môn là gì và sự phân chia cấp bậc trình độ chuyên môn trong hệ thống đào tạo.

  1. Khái niệm.

Trình độ chuyên môn trong tiếng anh “Professional qualification” là quá trình đào tạo trong một lĩnh vực chuyên môn thông qua trường lớp, tổ chức và cơ sở đào tạo có giấy phép của cơ quan quản lí giáo dục nhà nước và khả năng áp dụng kỹ năng, kỹ năng, thái độ làm việc trong môi trường doanh nghiệp làm việc. Các kiến thức, kỹ năng được đào tạo phải được dùng hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ nằm trong chuyên môn.

Trình độ chuyên môn được thể hiện qua các cấp bậc từ thấp đến cao như sau: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, còn có cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,..

  • Phân biệt trình độ chuyên môn với trình độ học vấn, văn hóa.

Có thể bạn đang nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn, trình độ học vấn, trình độ văn hóa đây là ba khái niệm hoàn toàn khác nhau. Và trình độ học vấn sẽ bao gồm hai yếu tố trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa.

Trình độ văn hóa: là mức độ nhận thức và phát triển của bản thân về văn hóa, giáo dục, ứng xử theo chuẩn mực của xã hội. Và được chia ra theo cấp bậc trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mù chữ và cấp bậc bằng số như 5/12 hoàn thành tiểu học (học hết lớp 5)…

Trình độ học vấn: là thể hiện cá nhân đã đạt được học vấn ở cấp bậc, mức độ nào. Các cấp bậc như sau tiểu học, trung học, phổ thông, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,..

Trình độ chuyên môn: là khả năng, năng lực, mức độ giải quyết tình huống trong công việc và thực hiện được nhiệm vụ được giao đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn trong một môi trường làm việc về một lĩnh vực cụ thể nào đó.

  • Cấp bậc của trình độ chuyên môn trong hệ thống đào tạo.

Tại Việt Nam trình độ chuyên môn trong hệ thống đào tạo được chia thành 6 cấp bậc.

Trình độ chuyên môn sơ cấp: chương trình đạo tạo thường dành cho các ngành nghề có liên quan đến kỹ thuật đào tạo trong các trường dạy nghề. Tại đây bạn vừa được dạy lý thuyết và thực hành song song để nắm được các kỹ năng thao tác cơ bản một cách nhanh chóng. Thời gian học sơ cấp diễn ra khá ngắn trong khoảng từ 3 đến 6 tháng. Sau khi hoàn thành đào tạo cấp bậc này bạn có thể thành thạo kỹ năng thao tác cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ và làm việc dưới sự quản lí của người có trình độ chuyên môn cao hơn.

Trình độ chuyên môn trung cấp: chương trình đào tạo chỉ dành cho những người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Thời gian hoàn thành trung cấp đối với học viên tốt nghiệp trung học cơ sở là 4 năm còn học viên tốt nghiệp trung học phổ thông là 2 năm. Học viên khi hoàn thành có kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bằng chính bản thân một cách độc lập.

Trình độ chuyên môn cao đẳng: chương trình đào tạo chỉ dành cho người tốt nghiệp trung học phổ thông. Thời gian hoàn thành trong khoảng từ 2.5 đến 3.5 năm. Sinh viên được cung cấp kiến thức thực tế sâu rộng về một chuyên ngành. Khi tốt nghiệp có kỹ năng thực hành, giải quyết vấn đề phức tạp và thích ứng được khi điều kiện công việc thay đổi, có khả năng giám sát hay quản lí cơ bản.

Trình độ chuyên môn đại học: Thời gian hoàn thành trong khoảng 4 đến 5 năm. Sau khi được đào tạo phải có kiến thức chuyên môn, kiến thức lý thuyết phải nắm vững, có các kỹ năng và khả năng giả quyết các vấn đề có tính phức tạp cao, có khả năng giám sát hay quản lí tốt.

Trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ: chương trình đào tạo chỉ dành cho người tốt nghiệp đại học, thời gian hoàn thành là 2 năm. Khi tốt nghiệp trình độ, kiến thức rất bao quát rộng lớn, có khả năng giải quyết vấn đề phức tạp trong thực tiễn và đề ra định hướng trong tương lai.

Trên đây là những chia sẻ về trình độ chuyên môn là gì và giúp bạn phân biệt được trình độ chuyên môn, văn hóa, học vấn và các cấp bậc của chuyên môn. Mong rằng qua bài viết bạn định hướng được mục tiêu học tập và thành công.