Operation Manager Là Gì Và Công Việc Operation Manager Tại Doanh Nghiệp

Với tình hình kinh tế thị trường như hiện nay các doanh nghiệp muốn đứng vững cần có hệ thống quản lý tốt, có thể bạn đã nghe qua operation manager mà chưa biết rõ. Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về operation manager là gì và công việc mà operation manager phải làm tại doanh nghiệp.

  1. Khái niệm.

Operation Manager theo tiếng việt là “quản lý hoạt động” là người phải đứng ra giám sát, quản lý và chịu trách nhiệm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra phải xác định đưa ra định hướng phát triển và mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được. Là một chuyên gia nhân sự, kiểm duyệt tuyển dụng nhân viên mới và đề ra tiêu chuẩn để đào tạo nhân viên còn phải chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ nhân sự cấp cao. Ngoài ra, phải đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra có hiệu quả và an toàn còn là người đại diện cho doanh nghiệp trong nhiều vấn đề liên quan. Thực hiện công việc giám sát theo trách nhiệm, chính sách doanh nghiệp và theo quy định pháp luật hiện hành.

  •  Yếu tố cần thiết của một Operation Manager.

Một Operation manager cần có các kỹ năng và khả năng để vượt qua thử thách, có sự kết hợp giữa hai kỹ năng mềm và cứng, phù hợp với ngành nghề mà có những kiến thức liên quan đến công việc.

Kỹ năng lãnh đạo: Là kỹ năng mà bắt buộc một Operation Manager nào cũng phải có và là kỹ năng quan trọng nhất. Có khả năng quản lý, điều hành nhân viên trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đứng vững và vượt qua các thử thách, cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt.

Kỹ năng lập kế hoạch: Mọi Operation Manager đều phải biết lập ra những bản kế hoạch nhất định và dựa vào kế hoạch mà phân chia cho nhân viên cấp dưới công việc hợp lý. Kế hoạch càng tốt, doanh nghiệp càng nhanh chóng phát triển.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Operation Manager là người trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp gặp phải. Khi giải quyết càng tốt thì càng có “chỗ đứng” trong doanh nghiệp.

Kỹ năng làm việc nhóm: Bản thân Operation Manager là giám sát, quản lý và theo dõi đội ngũ nhân viên và cần có sự kết nối giữa nhân viên trải qua các hoạt động làm việc nhóm. Có kỹ năng này sẽ đẩy nhanh công việc, các hoạt động diễn ra suôn sẻ và mang lại hiệu quả.

Kỹ năng giao tiếp: Là kỹ năng mà Operation Manager phải có để đáp ứng cho nhu cầu công việc, giao tiếp càng giỏi khả năng thành công càng lớn. Giao tiếp tốt còn giúp thiết lập được các mối quan hệ và giữ được các đối tác, doanh nghiệp ngày càng phát triển.

  • Công việc của Operation Manager tại doanh nghiệp.

Theo dõi, kiểm tra ngân sách hoạt động và quản lý dòng thông tin tài chính của công ty: Một Operation thì công việc dành phần lớn cho việc quan sát kiểm tra ngân sách, tính toán nguồn chi phí và xem xét đưa ra định hướng tiếp theo có nên cắt giảm chi tiêu và tạo lập ngân sách để đảm bảo doanh nghiệp luôn đủ ngân sách hoạt động. Ngoài ra, còn tham gia trực tiếp phân tích chi phí để đề xuất và tìm ra nguồn nguyên liệu với giá cả phù hợp. Bên cạnh đó còn giám sát quá trình sản xuất theo quy định đưa ra sản phẩm tối ưu nhất và đạt sản lượng mong muốn.

Quản lý chuỗi cung ứng và hàng tồn kho: Theo từng lĩnh vực khác nhau có cách thức giám sát chuỗi cung ứng và hàng tồn kho cũng khác nhau. Cần có phần mềm quản lý kho để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu, sản phẩm cần phải kiểm kê đúng cách và đưa ra thị trường. Mỗi nhân viên chỉ có nhiệm vụ làm việc riêng, còn Operation Manager sẽ quản lý tất cả các hoạt động của doanh nghiệp và theo khía cạnh khác nhau.

Quản lý nhân sự: Tuyển dụng nhân viên mới và đào tạo, xử lý các vấn đề kỷ luật nhân sự. Operation Manager có thể nhận thức được nhu cầu từng bộ phận và có thể điều chỉnh quá trình phân công công việc hợp lý để có hiệu quả trong từng hoạt động.

Trong doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thể thiếu Operation Manager để quá trình phát triển diễn ra thuận lợi. Vậy bài viết đã giải thích cho bạn Operation Manager là gì và yếu tố cần thiết phải có để làm một Operation Manager cùng với những công việc mà Operation Manager thường làm tại các doanh nghiệp.