Sale-associate-la-gi

Sales associate là gì? Công việc mới “nổi” hiện nay

Sales associate là một thuật ngữ trong lĩnh vực bán hàng mà hiện nay chưa có nhiều người biết đến. Đây là công việc mới nổi tại trị trường Việt Nam mang lại những lợi ích phát triển cho doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực bán hàng người ta thường nhắc đến từ “sale” với nghĩa là bán hàng. Cũng từ đây mà có nhiều thuật ngữ khác ra đời gắn liền với từ sale như: sale admin, sale manager, sale executive… Trong đó, hẳn là nhiều người vẫn chưa biết đến sales associate là gì. Để hiểu tường tận về thuật ngữ mới này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Nghề sales associate là gì?

Sales associate là thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là cộng tác viên bán hàng. Họ là đại diện bán hàng cho doanh nghiệp với vai trò làm trung gian giúp tìm kiếm khách hàng, xây dựng mạng lưới bán hàng ở các thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó, là giúp người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Hiện nay, tại Việt Nam công việc cộng tác viên bán hàng không phải là điều hiếm hoi, mà có rất nhiều người tham gia với vai trò là cộng tác viên bán hàng online. Nhờ vào sự phát triển của các hình thức marketing sản phẩm trên các công cụ như: facebook, zalo, instagram… là sự hỗ trợ đắc lực giúp xây dựng mạng lưới cộng tác viên và dễ dàng trong việc tìm kiếm khách hàng ở khắp mọi nơi.

Công việc công tác viên bán hàng được nhiều người lựa chọn cũng bởi đây là hình thức kinh doanh mới, không bỏ ra chi phí nhập hàng, thuê địa điểm, nhân công mà sẽ hưởng lương theo hoa hồng, thưởng theo doanh số bán sản phẩm… nên tháo dỡ mối lo ngại về mặt tồn đọng hàng hóa. Nhưng để xây dựng niềm tin khách hàng và khiến họ tự nguyện tìm đến sản phẩm không phải là điều dễ dàng mà cần rất nhiều thời gian. Trong đó, chất lượng sản phẩm, vai trò của sales associate là điểm quan trọng trong chiến lược kinh doanh online.

Sales associate làm những công việc gì?

Tại các cơ sở bán lẻ, cộng tác viên bán hàng có vai trò là người tư vấn trực tiếp giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm. Việc tư vấn trực tiếp này sẽ tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, để lại ấn tượng tốt đẹp với họ. Do vậy, sales associate đại diện cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện các công việc như chào hỏi và lắng nghe những yêu cầu của khách hàng khi họ bước chân vào cửa hàng.

Sau khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, cộng tác viên bán hàng sẽ cung cấp những sản phẩm thích hợp. Trong đó, phải giải thích công dụng, các đặc điểm và tính năng, độ bền và các thông tin đặc biệt cần thiết của sản phẩm, giúp người tiêu dùng hiểu rõ sản phẩm. Bên cạnh đó, là tư vấn những sản phẩm liên quan cần thiết cho nhu cầu của mỗi người để khách hàng cân nhắc quyết định lựa chọn.

Cập nhật thông tin khuyến mãi, giảm giá, các chương trình quảng cáo để thông báo đến khách hàng. Thường xuyên bổ sung kiến thức, tìm hiểu về sản phẩm để trả lời khi khách hàng hỏi đến. Thực hiện các công việc lưu trữ hồ sơ, làm thủ tục mua hàng, sắp xếp hàng hóa, trông coi và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ quầy hàng…

Riêng công việc của cộng tác viên bán hàng online có lẽ khá quen thuộc hơn, bởi hiện nay việc tìm kiếm công việc này rất dễ dàng. Bạn chỉ cần lựa chọn các mặt hàng phù hợp, đăng ký làm cộng tác viên, làm theo những hướng dẫn của chủ cơ sở với sự trợ giúp bằng chiếc điện thoại và thường  xuyên đăng các sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức về marketing online để duy trì hiệu quả bán hàng.

Sales associate cần những kỹ năng gì?

Nghề bán hàng luôn coi trọng các kỹ năng và bắt buộc phải có để tồn tại lâu dài với nghề. Trong đó, kỹ năng giao tiếp với các yêu cầu cơ bản như: sự niềm nở, tận tình và chu đáo với khách hàng. Sau đó, là lắng nghe mong muốn của họ để tư vấn đúng sản phẩm. Đây là nghề coi trọng thái độ và lời nói vì để làm hài lòng khách hàng.

Bên cạnh đó, là các kỹ năng về chuyên môn như: sự hiểu biết về sản phẩm, chiến lược marketing… Vận dụng kỹ năng thuyết phục khách hàng, tư duy linh hoạt để thúc đẩy hành vi mua hàng, tạo sự thân thiện để giữ chân họ. Quan trọng là phải tạo được ấn tượng đặc biệt trong lòng khách hàng không chỉ bằng sản phẩm chất lượng mà còn sự vui vẻ, hài hước của sales associate.

Qua bài viết đã giúp nhiều người hiểu hơn về sales associate là gì. Bước đầu tìm hiểu về công việc này bạn sẽ thấy khá thú vị và khi dấn thân vào làm chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng. Hi vọng mọi người sẽ đến với nghề sales associate như để trải nghiệm một công việc bán hàng giàu tiềm năng và đầy tính năng động.

Các bộ phận trong khách sạn quan trọng ra sao?

Trong cơ cấu khách sạn việc phân chia các bộ phận phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ của mỗi khách sạn. Trong đó, mỗi bộ phận với vai trò và chức năng riêng biệt tất cả nhằm đảm bảo sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

Khách sạn là một trong các mô hình kinh doanh có cơ cấu tổ chức quản lý khoa học được phân chia theo các bộ phận thực hiện mỗi nhiệm vụ khác nhau. Mà mỗi bộ phận đều có manager với sự quản lý, giám sát chặt chẽ để đảm bảo làm hài lòng khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu các bộ phận trong khách sạn được phân chia như thế nào nhé!

Các bộ phận phục vụ nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi

Bộ phận lễ tân: Được xem là đại diện của khách sạn tiếp đón khách hàng khi đến đặt phòng, hướng dẫn thủ tục đăng ký và trả phòng, thu phí sử dụng sản phẩm, lưu trữ thông tin khách hàng. Thực hiện việc báo cáo với trưởng bộ phận về tình hình hoạt động và phối hợp với các bộ phận liên quan để cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu. Đây là bộ phận quan trọng tạo mối quan hệ với khách hàng và giữ chân họ. Do vậy, những người lễ tân lúc nào cũng trong trạng thái chuyên nghiệp và chỉn chu nhất.

Bộ phận buồng phòng: Là bộ phận chịu trách nhiệm chuẩn bị phòng nghỉ ngơi cho khách hàng. Họ sẽ thực hiện công việc lau dọn, vệ sinh sạch sẽ các phòng, kiểm tra các trang thiết bị, vật dụng trong phòng để đảm bảo sẵn sàng phục vụ khách hàng khi có nhu cầu. Có thế nói đây là bộ phận mang lại nguồn doanh thu cao nhất trong khách sạn do phục vụ nhu cầu chính yếu về phòng ngủ và sử dụng các sản phẩm cần thiết trong quá trình lưu trú.

Bộ phận nhà hàng: Bao gồm 2 bộ phận bếp và bàn, phục vụ nhu cầu ăn uống tại khách sạn cho khách hàng và nhân viên. Ngoài ra, còn cung cấp các dịch vụ như:  tổ chức sự kiện, buffet cho hội thảo, tiệc… theo yêu cầu. Với vị trí quan trọng chỉ sau bộ phận buồng phòng, nhà hàng cũng là bộ phận nắm giữ doanh thu khá cao và luôn chú trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ.

Các bộ phận hoạt động nội bộ

Bộ phận kế toán – tài chính: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tìm nguồn vốn và lập báo cáo thu – chi, công nợ, thuế… Lập chứng từ trong hoạt động nguồn vốn và theo dõi tình hình sử dụng nguồn vốn để hoạch định chiến lược kinh doanh của các bộ phận trong khách sạn. Giám sát hoạt động thu – chi để biết tình hình hoạt động và lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm.

Bộ phận nhân sự: Có chức năng tuyển dụng nhân sự để bổ sung vào các bộ phận trong khách sạn. Thông báo các quyết định về nhân sự và tổ chức, sắp xếp, ban hành các quy định, điều lệ của công ty để nhân viên nắm rõ. Quản lý và theo dõi, đánh giá nhân viên qua ý kiến của trưởng các bộ phận và tiếp nhận ý kiến đóng góp từ cấp trên.

Bộ phận kinh doanh/sale: Thực hiện việc tìm kiếm khách hàng cho khách sạn, tạo sự thu hút bằng các dịch vụ chất lượng và các sản phẩm mới cho khách hàng. Đề ra các chiến lược mở rộng và nghiên cứu thị trường tiềm năng, giám sát đối thủ cạnh tranh, đánh giá hoạt động kinh doanh… Đặc biệt, thăm dò ý kiến khách hàng để cải thiện dịch vụ và sản phẩm tại khách sạn.

Các bộ phận phục vụ nhu cầu trang thiết bị và độ an toàn

Bộ phận kỹ thuật: Chịu trách nhiệm giám sát và bảo trì các thiết bị hoạt động trong khách sạn. Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa kịp thời để đảm bảo vận hành bình thường, không xảy ra sự cố trong quá trình hoạt động làm ảnh hưởng đến khách hàng. Thực hiện việc trang trí sân khấu và chuẩn bị âm thanh, ánh sáng  các thiết bị cần thiết để phục vụ cho các buổi hội nghị, hội thảo, các bữa tiệc… khi có yêu cầu.

Bộ phận an ninh/bảo vệ: Là bộ phận đảm bảo an toàn cho khách hàng, an ninh trong khách sạn và tài sản của khách hàng và khách sạn. Thường xuyên kiểm tra trong và ngoài khuôn viên khách sạn, túc trực luân phiên 24/24 để sẵn sàng có mặt kịp thời khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra. Phối hợp với các bộ phận khác để hỗ trợ và hướng dẫn, vận chuyển hành lý, trông xe cho khách hàng.

Bài viết trên là sự phân chia các bộ phận trong khách sạn đầy đủ và chi tiết nhất. Trong đó, các bộ phận sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau nhằm đảm bảo phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo. Hướng đến việc xây dựng đội ngũ nhân viên khách sạn chuyên nghiệp và ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng tiềm năng.