Hơn Hàng Nghìn Vị Trí Việc Làm Dành Cho Người Lao Động Tại Hà Nội

Theo thống kê chi tiết của chính quyền địa phương tại thủ đô, mức thu nhập bình quân của người lao động thường dao động từ 6 đến 20 triệu đồng mỗi tháng dành cho nhiều vị trí việc làm Hà Nội đa dạng khác nhau, chẳng hạn như quản lý, kỹ sư, nhân viên kinh doanh, công nhân, v.v.

Nhằm tạo cơ hội thuận lợi nhất cho các đơn vị doanh nghiệp trong việc gắn kết với các đối tượng tìm việc, vào tháng vừa qua, Sở LĐTB & XH địa phương đã tổ chức thành công chương trình việc làm Hà Nội. Chương trình này không chỉ thu hút sự tham gia của gần 40 đơn vị doanh nghiệp, mà còn của hàng nghìn người lao động trong, cũng như ngoài khu vực với hàng loạt các chỉ tiêu tuyển dụng ở nhiều vị trí việc làm hấp dẫn. Đặc biệt hơn hết, nhiều đơn vị doanh nghiệp có uy tín và danh tiếng trên cả nước đã tham gia chương trình nhằm tuyển dụng nhân lực như FPT, TM&DV Ruby’s World, Co.opfood, v.v. Cụ thể, các vị trí được tuyển dụng gây sự chú ý đối với người tìm việc làm là rất đa dạng và phong phú ở các ngành nghề khác nhau như kế toán, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên bán hàng, kỹ thuật viên, chuyên viên phát triển thị trường, và nhiều vị trí hấp dẫn khác.

Bên cạnh đó, chương trình còn mang lại cho người tìm việc làm nhiều vị trí công việc khác với các đặc quyền tối ưu và mức lương thỏa đáng, nhằm tạo điều kiện cho mọi đối tượng lao động chưa có việc làm, bao gồm cả đối tượng lao động đang nhận trợ cấp thất nghiệp có được cơ hội tham gia vào thị trường việc làm Hà Nội sớm nhất có thể.

Ngoài các vị trí việc làm mang tính lâu dài và ổn định, chương trình việc làm này còn đem đến cho người lao động các vị trí việc làm mang tính thời vụ hoặc bán thời gian – thích hợp với các đối tượng lao động hiện là sinh viên hoặc là sinh viên mới tốt nghiệp. Mức thu nhập khá cao có thể lên đến 6 triệu đồng/ tháng.

Ông Nguyễn Hồng Dân – Đại diện Sở LĐTB & XH thủ đô đã nhấn mạnh rằng các đơn vị doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp tại sự kiện việc làm đều là những đơn vị có thương hiệu và uy tín cao trên thị trường trong nước, cũng như ngoài nước. Theo đó, mức thu nhập hấp dẫn và tùy chọn nghề nghiệp đa dạng chính là cơ hội tuyệt vời dành cho các đối tượng lao động trên địa bàn, cũng như các khu vực lân cận trong cả nước. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực.

Không những thế, sau khi kết thúc chương trình lần này, chính quyền địa phương sẽ thúc đẩy tổ chức một chuỗi các chương trình tương tự ổn định, thường xuyên, liên tục trong thời gian sắp tới.
Ngoài ra, chương trình việc làm còn triển khai tiếp nhận và giải quyết các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, giới thiệu và tư vấn việc làm và đào tạo nghề dành cho mọi đối tượng lao động có nhu cầu để đảm bảo mục tiêu sớm đưa người dân nhanh chóng tham gia vào thị trường việc làm, nhằm giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tăng cường tính ổn định trong đời sống của người dân.
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người lao động, chính quyền địa phương thủ đô đã xây dựng nhiều kế hoạch chiến lược hướng đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn trong giai đoạn phát triển vượt bậc của nước ta với con số chỉ tiêu đề ra mỗi năm rất cao. Sự quan tâm hơn nữa đến lực lượng lao động đã hỗ trợ công tác đào tạo nghề và tìm việc làm cho người lao động được thực hiện một cách hiệu quả hơn và thuận lợi hơn bao giờ hết! Qua đây, chính quyền địa phương cũng muốn nhấn mạnh thêm về vai trò của việc tổ chức các chương trình việc làm đối với người lao động ngày nay, và tiếp tục thúc đẩy phát huy vai trò đó.

10 Điều Quan Trọng Không Được Quên Khi Săn Việc Hà Nội

Săn tìm việc làm có thể giống như một trò chơi với vô số nhiệm vụ. Khi bước chân vào thị trường việc làm Hà Nội, bạn gửi vô số đơn xin việc, CV, ứng tuyển trực tuyến đến đông đảo các doanh nghiệp, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và gửi e-mail cho nhà tuyển dụng. Có vẻ bạn đã chẳng thiếu sót chuyện gì, nhưng thật ra có thể có vài điều bạn đã quên mất. Sau đây là 10 điều quan trọng (mà bạn có thể thậm chí chưa từng nghĩ đến) không được quên khi tìm việc làm.

Kiểm tra cài đặt riêng tư trên Facebook.

Trên Facebook, chỉ đơn giản là giấu những bức ảnh có gắn thẻ bạn hoặc những bài viết trên tường thì vẫn chưa đủ. Nhà tuyển dụng tiềm năng có thể nhìn thấy những trang bạn đã thích, hoặc những sự kiện bạn từng tham dự,… những thông tin mà bạn không muốn họ xem. Để kiểm tra người ngoài xem được gì trên trang của bạn, bạn hãy chọn chế độ “Xem với tư cách người khác”.

Kiểm tra những bức ảnh bạn được gắn thẻ trên Instagram.

Miễn là tài khoản Instagram của bạn trông chấp nhận được với văn hóa việc làm Hà Nội, bạn không cần phải cài đặt riêng tư. Đối với những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, Instagram chính là phương pháp thông minh để minh họa năng lực cá nhân của bạn. Tuy nhiên, với tài khoản Instagram, còn nhiều điều khác cần chú ý hơn là chỉ những bức ảnh bạn đăng. Hãy đảm bảo bạn đã kiểm tra những bức ảnh bạn được gắn thẻ, những bức ảnh nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhìn thấy trên thông tin cá nhân của bạn. Hãy lưu ý rằng bất kì ai đang theo dõi bạn cũng có thể thấy những bình luận là lượt thích của bạn.

Ngoài những tài khoản xã hội bạn hiện đang dùng, những tài khoản cũ như Myspace, Tumblr, Livejournal còn tồn tại không?

Bạn có thể biết được bằng cách tra tìm tên dùng cũ. Nếu bạn không nhớ, thì hãy thử dùng Google tra theo tên (lí tưởng nhất là đặt tên của bạn trong dấu ngoặc kép) và địa chỉ thư điện tử cũ.

Nếu bạn dùng những tài khoản khác như Zoom, Skype, Google Hangouts, hãy đảm bảo hồ sơ của bạn chuyên nghiệp.

Bao gồm cả ảnh hồ sơ, địa chỉ e-mail, và các cập nhật trạng thái.

Nếu bạn thực hiện buổi phỏng vấn trực tuyến, thì hãy đảm bảo khung cảnh phía sau bạn sạch sẽ và không có gì gây xao lãng.

Một số việc làm Hà Nội có thực hiện hình thức phỏng vấn này. Và bạn hãy lưu ý, nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ không muốn nhìn thấy núi quần áo dơ hay hộp nuôi mèo. Bạn sẽ bất ngờ với những gì được nhìn thấy qua máy quay, vì vậy hãy đăng nhập và kiểm tra trước khi thực hiện phỏng vấn. Dành thời gian để luyện tập sẽ đảm bảo cho bạn kinh nghiệm trả lời phỏng vấn thành công.

Cập nhập thư điện tử.

Thư điện tử có bao gồm chức năng đăng ảnh hồ sơ xuất hiện bên cạnh tên của bạn. Hãy đảm bảo bạn sử dụng ảnh chuyên nghiệp (ví dụ như ảnh chân dung của bạn với ứng dụng Snapchat phiên bản mới nhất). Và bạn cũng hãy kiểm tra chữ kí trong thư điện tử đã được cập nhật và trông chuyên nghiệp. Nếu bạn tạo thư điện tử trên Gmail, bạn hẵn cũng có tài khoản Google Plus, vậy thì cũng hãy kiểm tra tài khoản này. Thậm chí nếu bạn chưa từng có việc dùng đến tài khoản Google Plus của mình, vẫn bõ công nếu bạn dành thời gian xem qua để đảm bảo tài khoản thể hiện tích cực về bạn.

Hãy chắc chắn những trang web cá nhân vẫn hoạt động và được cập nhật.

Nếu bạn đề cập đến trang web cá nhân, blog trên đơn xin việc, CV hay tài khoản trong trang web tìm việc làm, hãy chắc chắn những trang này còn tồn tại (đôi lúc chủ trang web đóng trang mà bạn không hề hay biết) và vẫn được cập nhật, thể hiện những thành tựu gần đây nhất và tốt nhất của bạn.

Thông tin trong CV của bạn có giống như trong trang web tìm việc không?

Tất nhiên CV là phiên bản cô đọng của tài khoản trên các trang web tìm việc làm, vì bạn cần trình bày CV chỉ trong 1 đến 2 trang, cung cấp những thông tin phù hợp nhất với vị trí công việc bạn ứng tuyển, nhưng hãy đảm bảo những chi tiết như công việc, thời gian làm và những trọng trách bạn đảm nhận là thống nhất giữa 2 bên.

Khi ứng tuyển công việc yêu cầu cung cấp người tham khảo, hãy đảm bảo người tham khảo của bạn biết họ sẽ nhận cuộc gọi hoặc e-mail từ nhà tuyển dụng.

Nếu bạn liệt kê những người tham khảo, đừng quên nói cho họ biết. Bạn cũng nên cung cấp cho họ thông tin về công việc bạn ứng tuyển – trang đăng tin tuyển dụng, trang web riêng của công ty và một ghi chú ngắn gọn những kinh nghiệm bạn trình bày trong CV. Hãy dành thời gian liên lạc với người tham khảo của bạn sau buổi phỏng vấn xin việc.

Phản hồi mau lẹ.

Từ việc trả lời lời mời dự phỏng vấn, đến việc gửi tin cảm ơn sau buổi phỏng vấn, đừng quên phải phản hồi mau lẹ. Đúng với nghĩa đen của nó, đừng để quá nhiều thời gian trôi qua, đặc biệt là với những tin nhắn bạn cần chủ động (ví dụ như cho nhà tuyển dụng biết ngày nào hoặc thời gian nào bạn có thể dự phỏng vấn, hoặc gửi thông tin người tham khảo hoặc hồ sơ của bạn). Nếu để quá nhiều thời gian trôi qua, nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn không hề hứng thú với vị trí, hoặc có thể loại bạn đi và liên lạc với người khác có tinh thần nhiệt tình và hồi đáp nhanh chóng hơn.

 

5 Điều Cần Tránh Trong Buổi Phỏng Vấn Việc Làm Đầu Tiên Ở Hà Nội

Chúc mừng bạn đã được mời đến cuộc phỏng vấn đầu tiên ở thị trường việc làm Hà Nội! Bạn có thể đọc nhiều về những gì bạn nên làm trong một cuộc phỏng vấn, nhưng bài viết này tập trung vào chủ đề quan trọng không kém về những điều bạn không nên làm trong cuộc phỏng vấn tìm việc làm đầu tiên của mình.

Đừng thể hiện quá rõ đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên của bạn

Phỏng vấn tìm việc làm có thể khiến bạn cực kỳ lo lắng, đặc biệt là cuộc phỏng vấn đầu tiên của bạn. Đừng mắc lỗi khi cho phép phỏng vấn thật đầu tiên của bạn là cuộc phỏng vấn đầu tiên của bạn. Hãy thực hành bằng các cuộc phỏng vấn giả lập trong quá trình chuẩn bị của bạn. Các cuộc phỏng vấn thử được thực hiện trong môi trường mô phỏng và phản hồi mang tính xây dựng. Tối đa hóa giá trị của cuộc phỏng vấn thử bằng cách làm cho nó trở nên thực tế nhất có thể. Chuẩn bị như thể cuộc phỏng vấn là có thật.

Hãy nghiêm túc, ăn mặc chuyên nghiệp và chuẩn bị đặt câu hỏi. Nếu bạn đang học đại học, hãy thiết lập một cuộc phỏng vấn giả lập với trung tâm nghề nghiệp của trường. Cựu sinh viên có thể tham gia vào các cuộc phỏng vấn trực tuyến hoặc được ghi lại thông qua trung tâm nghề nghiệp của trường cũ của họ. Tìm kiếm trực tuyến có thể chỉ ra vô số câu hỏi phỏng vấn cũng như những điều không nên làm để trả lời các câu hỏi phổ biến.

Thực hành cũng đáp ứng các câu hỏi phỏng vấn hành vi. Có thể tự quay video và phê bình chính bạn. Lặp lại quy trình cho đến khi câu trả lời của bạn rõ ràng và súc tích.

Đừng quá chú trọng đến cách công việc có thể mang lại lợi ích cho bạn

Bạn có thể đã ứng tuyển cho công việc này đơn giản chỉ vì bạn cần một công việc, hoặc vì đó là công việc mơ ước của bạn. Tuy nhiên, lý do để ứng tuyển khác với lý do để được nhận khi phỏng vấn tìm việc làm. Đừng lãng phí thời gian để thuyết phục người phỏng vấn rằng bạn cần công việc hoặc công việc đó là hoàn hảo cho bạn. Hãy nhiệt tình với công việc, nhưng nhấn mạnh đến trình độ và kỹ năng bạn mang đến cho công ty.

Đừng nói quá chung chung

 Bạn đã thuyết phục công ty rằng bằng cấp của bạn xứng đáng được đánh giá thêm. Đừng đánh bom cuộc phỏng vấn bằng cách nói quá chung chung về thành tích của bạn.

Khi bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, hãy phác thảo yêu cầu về trình độ, nhiệm vụ và trách nhiệm của vị trí. Hãy trình bày một cách thông minh và rõ ràng cách trình độ, kỹ năng cứng và mềm, và trải nghiệm của bạn phù hợp với vị trí. Hãy sẵn sàng trả lời các câu hỏi cụ thể với các ví dụ phù hợp.

Hơn nữa, hãy tìm đọc và hiểu được sứ mệnh của công ty và tầm nhìn. Kiểm tra trang web của công ty và các trang web truyền thông xã hội thường xuyên trước cuộc phỏng vấn của bạn. Hãy sẵn sàng thảo luận các chủ đề được quan tâm hiện tại. Phát triển một số câu hỏi để đặt ra trong cuộc phỏng vấn của bạn. Làm như vậy chứng minh rằng bạn thực sự quan tâm về công ty.
Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của tính chuyên nghiệp

Tính chuyên nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc nhận được lời mời phỏng vấn và được mời làm việc. Hiểu rằng cuộc phỏng vấn của bạn bắt đầu ngay từ khi bạn đến. Thể hiện tính chuyên nghiệp bằng cách đến sớm. Hãy lịch sự với mọi người bạn gặp. Chào đón người khác bằng cái bắt tay vững chắc và nhớ mỉm cười. Tắt điện thoại và cất nó đi, ngay cả khi đang đợi ở sảnh. Ăn mặc chuyên nghiệp và  chải chuốt một chút. Nếu bạn là sinh viên đại học và chưa phát triển một phong cách chuyên nghiệp, hãy tìm lời khuyên từ bạn bè, người thân.

Không gửi thông điệp sai

Thông điệp sai bao gồm thể hiện sự bất an, kiêu ngạo và tiêu cực. Buổi phỏng vấn tìm việc làm đầu tiên của bạn ở thị trường việc làm Hà Nội có nghĩa là bạn không có nhiều kinh nghiệm. Người phỏng vấn của bạn đã biết điều đó và vẫn muốn phỏng vấn bạn. Mặc dù bạn có thể lo lắng, nhưng đừng thể hiện sự bất an trong ngôn ngữ cơ thể của bạn. Ngồi thẳng, và nhìn vào mắt người phỏng vấn. Trả lời các câu hỏi một cách trung thực và tự tin, nhưng đừng kiêu ngạo. Thể hiện thành tích của bạn và cung cấp vai trò những người khác trong nhóm của bạn. Trình bày rõ ràng vai trò của bạn trong các dự án nhóm để chứng minh khả năng đóng góp của bạn. Sự tiêu cực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng được nhận của bạn. Đừng phàn nàn về các khóa học, giáo viên hoặc người giám sát thực tập của bạn. Bạn có thể được yêu cầu “Kể cho tôi nghe về thời gian bạn có xung đột với đồng đội. Làm thế nào bạn xử lý nó? ” Hãy trung thực, nhưng tập trung vào các khía cạnh tích cực như là giải pháp bạn mang lại hoặc thay đổi kết quả. Hãy thư giãn và nhớ rằng công ty đủ quan tâm để mời bạn đến phỏng vấn. Hãy đạt được lời mời làm việc bằng cách làm theo năm lời khuyên này, và bạn sẽ thành công ở buổi phỏng vấn đầu tiên của bạn ở thị trường việc làm Hà Nội.

Phương thức tìm việc làm sau tuổi 50 tại Hà Nội

Việc tìm việc làm mới ở độ tuổi 50 có thể được xem là một thách thức. Độ tuổi là một vấn đề tất yếu thực sự tồn tại rất lâu trên thị trường việc làm Hà Nội. Tuy nhiên, không phải là không có cơ hội tìm việc làm ở độ tuổi đó tại các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Chắc chắn đó có thể là một trận chiến khó khăn, nhưng có nhiều cách để tối ưu hóa cơ hội đảm bảo thành công trong quá trình tìm việc làm Hà Nội của bạn ở độ tuổi 50.

Do hồ sơ của bạn chính là cánh cửa đưa bạn đến gần hơn với buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, nên bạn luôn phải giữ cho hồ sơ của bạn được cập nhật thường xuyên để phù hợp hóa năng lực và kinh nghiệm với lĩnh vực mà bạn mong muốn tìm việc làm. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần phải lưu ý về việc liệt kê danh sách các kỹ năng cá nhân. Đừng nên thêm quá nhiều kỹ năng vào hồ sơ việc làm mà quên kể về cá trải nghiệm công việc có liên quan của bạn theo thứ tự thời gian nhất định. Thêm vào đó, hãy tạo ra một bản lý lịch nơi liệt kê tất cả các thành tích mà bạn đã gặt hái được, nhằm tạo tiền đề để nhà tuyển dụng đánh giá về năng lực làm việc của bạn.

Hãy chắc chắn rằng các kỹ năng làm việc của bạn là mới mẻ và mang tính cập nhật. Các kỹ năng của bạn rất có thể dễ dàng lỗi thời, khi bạn đã làm việc ở cùng một ngành công nghiệp trong nhiều năm. Công việc quảng cáo – tiếp thị hiện tại của bạn có thể không yêu cầu bạn biết và nắm rõ xu hướng trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng doanh nghiệp mà bạn làm việc trong thời gian sắp tới có thể quan tâm nhiều đến yếu tố đó ở bạn. Điều quan trọng là các đối tượng lao động ở độ tuổi 50 phải biết cách giữ cho các kỹ năng của mình luôn mới mẻ và phù hợp với những gì đang diễn ra trên thị trường việc làm Hà Nội ngày nay. Điều đó có thể được giải quyết triệt để bằng cách tham khảo các nguồn dữ liệu trên Internet hoặc tham gia một vài khóa học kỹ năng thích hợp với công việc mà bạn muốn ứng tuyển.

Khi bạn đã có sự chuẩn bị thật kỹ càng, có thể đây cũng là lúc bạn nên quyết định về việc tập trung tối đa để tìm một vị trí việc làm mới nhằm tham gia phỏng vấn trực tiếp một cách nhanh chóng. Mặc dù bạn không thể thay đổi độ tuổi của mình, nhưng bạn có thể chăm chút cho ngoại hình để không bạn chỉnh chu hơn và chuyên nghiệp hơn trong từng hoạt động. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao về tính năng động và sự sáng tạo mà bạn đang sở hữu dù đã ở độ tuổi xế chiều – điều này sẽ chứng tỏ được rằng bạn vẫn còn tiềm năng để cạnh tranh trên mọi thương trường từ đơn giản cho đến phức tạp trong xã hội hiện nay. Và cũng vì bạn lớn tuổi hơn hầu hết các ứng cử viên, và có thể có rất nhiều kinh nghiệm, nên việc nhà tuyển dụng chú ý đến bạn và trân trọng tài năng của bạn sẽ rất là hiển nhiên. Bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu thì cũng đừng nên quá tự tin hoặc thậm chí là quá kiêu ngạo khi trình bày một vấn đề nào đó với nhà tuyển dụng có tuổi tác nhỏ hơn mình. Việc bạn có cách hành xử đúng mực sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng của mình.

Qua đây, chúng tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn rằng quá trình tìm kiếm một công việc nào đó ở mọi lứa tuổi đều có thể gặp khó khăn, nhưng quan trọng là bạn phải biết cách làm cho quá trình đó trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn cho mình. Hãy giữ cho hồ sơ của bạn trở nên sáng tạo, cập nhật và luôn tươi mới với các kỹ năng cá nhân của chính bạn!