10 Điều Quan Trọng Không Được Quên Khi Săn Việc Hà Nội

Săn tìm việc làm có thể giống như một trò chơi với vô số nhiệm vụ. Khi bước chân vào thị trường việc làm Hà Nội, bạn gửi vô số đơn xin việc, CV, ứng tuyển trực tuyến đến đông đảo các doanh nghiệp, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và gửi e-mail cho nhà tuyển dụng. Có vẻ bạn đã chẳng thiếu sót chuyện gì, nhưng thật ra có thể có vài điều bạn đã quên mất. Sau đây là 10 điều quan trọng (mà bạn có thể thậm chí chưa từng nghĩ đến) không được quên khi tìm việc làm.

Kiểm tra cài đặt riêng tư trên Facebook.

Trên Facebook, chỉ đơn giản là giấu những bức ảnh có gắn thẻ bạn hoặc những bài viết trên tường thì vẫn chưa đủ. Nhà tuyển dụng tiềm năng có thể nhìn thấy những trang bạn đã thích, hoặc những sự kiện bạn từng tham dự,… những thông tin mà bạn không muốn họ xem. Để kiểm tra người ngoài xem được gì trên trang của bạn, bạn hãy chọn chế độ “Xem với tư cách người khác”.

Kiểm tra những bức ảnh bạn được gắn thẻ trên Instagram.

Miễn là tài khoản Instagram của bạn trông chấp nhận được với văn hóa việc làm Hà Nội, bạn không cần phải cài đặt riêng tư. Đối với những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, Instagram chính là phương pháp thông minh để minh họa năng lực cá nhân của bạn. Tuy nhiên, với tài khoản Instagram, còn nhiều điều khác cần chú ý hơn là chỉ những bức ảnh bạn đăng. Hãy đảm bảo bạn đã kiểm tra những bức ảnh bạn được gắn thẻ, những bức ảnh nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhìn thấy trên thông tin cá nhân của bạn. Hãy lưu ý rằng bất kì ai đang theo dõi bạn cũng có thể thấy những bình luận là lượt thích của bạn.

Ngoài những tài khoản xã hội bạn hiện đang dùng, những tài khoản cũ như Myspace, Tumblr, Livejournal còn tồn tại không?

Bạn có thể biết được bằng cách tra tìm tên dùng cũ. Nếu bạn không nhớ, thì hãy thử dùng Google tra theo tên (lí tưởng nhất là đặt tên của bạn trong dấu ngoặc kép) và địa chỉ thư điện tử cũ.

Nếu bạn dùng những tài khoản khác như Zoom, Skype, Google Hangouts, hãy đảm bảo hồ sơ của bạn chuyên nghiệp.

Bao gồm cả ảnh hồ sơ, địa chỉ e-mail, và các cập nhật trạng thái.

Nếu bạn thực hiện buổi phỏng vấn trực tuyến, thì hãy đảm bảo khung cảnh phía sau bạn sạch sẽ và không có gì gây xao lãng.

Một số việc làm Hà Nội có thực hiện hình thức phỏng vấn này. Và bạn hãy lưu ý, nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ không muốn nhìn thấy núi quần áo dơ hay hộp nuôi mèo. Bạn sẽ bất ngờ với những gì được nhìn thấy qua máy quay, vì vậy hãy đăng nhập và kiểm tra trước khi thực hiện phỏng vấn. Dành thời gian để luyện tập sẽ đảm bảo cho bạn kinh nghiệm trả lời phỏng vấn thành công.

Cập nhập thư điện tử.

Thư điện tử có bao gồm chức năng đăng ảnh hồ sơ xuất hiện bên cạnh tên của bạn. Hãy đảm bảo bạn sử dụng ảnh chuyên nghiệp (ví dụ như ảnh chân dung của bạn với ứng dụng Snapchat phiên bản mới nhất). Và bạn cũng hãy kiểm tra chữ kí trong thư điện tử đã được cập nhật và trông chuyên nghiệp. Nếu bạn tạo thư điện tử trên Gmail, bạn hẵn cũng có tài khoản Google Plus, vậy thì cũng hãy kiểm tra tài khoản này. Thậm chí nếu bạn chưa từng có việc dùng đến tài khoản Google Plus của mình, vẫn bõ công nếu bạn dành thời gian xem qua để đảm bảo tài khoản thể hiện tích cực về bạn.

Hãy chắc chắn những trang web cá nhân vẫn hoạt động và được cập nhật.

Nếu bạn đề cập đến trang web cá nhân, blog trên đơn xin việc, CV hay tài khoản trong trang web tìm việc làm, hãy chắc chắn những trang này còn tồn tại (đôi lúc chủ trang web đóng trang mà bạn không hề hay biết) và vẫn được cập nhật, thể hiện những thành tựu gần đây nhất và tốt nhất của bạn.

Thông tin trong CV của bạn có giống như trong trang web tìm việc không?

Tất nhiên CV là phiên bản cô đọng của tài khoản trên các trang web tìm việc làm, vì bạn cần trình bày CV chỉ trong 1 đến 2 trang, cung cấp những thông tin phù hợp nhất với vị trí công việc bạn ứng tuyển, nhưng hãy đảm bảo những chi tiết như công việc, thời gian làm và những trọng trách bạn đảm nhận là thống nhất giữa 2 bên.

Khi ứng tuyển công việc yêu cầu cung cấp người tham khảo, hãy đảm bảo người tham khảo của bạn biết họ sẽ nhận cuộc gọi hoặc e-mail từ nhà tuyển dụng.

Nếu bạn liệt kê những người tham khảo, đừng quên nói cho họ biết. Bạn cũng nên cung cấp cho họ thông tin về công việc bạn ứng tuyển – trang đăng tin tuyển dụng, trang web riêng của công ty và một ghi chú ngắn gọn những kinh nghiệm bạn trình bày trong CV. Hãy dành thời gian liên lạc với người tham khảo của bạn sau buổi phỏng vấn xin việc.

Phản hồi mau lẹ.

Từ việc trả lời lời mời dự phỏng vấn, đến việc gửi tin cảm ơn sau buổi phỏng vấn, đừng quên phải phản hồi mau lẹ. Đúng với nghĩa đen của nó, đừng để quá nhiều thời gian trôi qua, đặc biệt là với những tin nhắn bạn cần chủ động (ví dụ như cho nhà tuyển dụng biết ngày nào hoặc thời gian nào bạn có thể dự phỏng vấn, hoặc gửi thông tin người tham khảo hoặc hồ sơ của bạn). Nếu để quá nhiều thời gian trôi qua, nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn không hề hứng thú với vị trí, hoặc có thể loại bạn đi và liên lạc với người khác có tinh thần nhiệt tình và hồi đáp nhanh chóng hơn.